Giải đáp Tại sao quảng cáo k ra đơn – dangkynick.com

0

[ad_1]

Đã không biết bao nhiêu lần mình phải giải thích với khách hàng quảng cáo Facebook không phải thần cũng chẳng phải thánh, bạn chấp nhận bỏ tiền ra cho Mark Xoăn không đồng nghĩa đơn hàng sẽ về.

Facebook Ads chỉ là việc bạn chấp nhận chi tiền cho Facebook để sản phẩm của bạn có thể hiện thị trước mắt người dùng khi họ truy cập mạng xã hội này. Còn việc quyết định mua sản phẩm của bạn hay không phụ thuộc vào ty tỷ yếu tố khác nữa.

Bài viết này mình sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân khiến bạn đổ cả núi tiền vào quảng cáo Facebook không ra đơn hàng.

1. Kiến thức về kinh doanh

a. Kiến thức về sản phẩm

Kiến thức là sức mạnh đối với người kinh doanh, đó là điều tối thiểu và tối quan trọng của người kinh doanh không chỉ ngoài đời mà ngay cả trên môi trường Online, tuy nhiên việc ai ai cũng có thể kinh doanh một cách dễ dàng khiến giường như những điều cơ bản này đang bị bỏ quên.

Nhiều người chạy theo trào lưu kinh doanh Online nhưng kiến thức về sản phẩm gần như là con số 0. Là người kinh doanh mà không có kiến thức về sản phẩm thì bán được cho ai? đến mình còn chưa nắm rõ về sản phẩm, lợi ích mà sản phẩm mang lại, cách sử dụng như thế nào thì giới thiệu cái nỗi gì? Là khách hàng ai dám bỏ ra một đống tiền để mua một sản phẩm mà họ chưa được cầm, nắm hay tận mắt nhìn thấy mà không nhận được những lời tư vấn đủ sức nặng?

Không có kiến thức về sản phẩm thì không kinh doanh, muốn kinh doanh thì phải có kiến thức về sản phẩm.

b. Bạn có sản phẩm nhưng thị trường có nhu cầu

Sản phẩm bạn có tốt, có rẻ nhưng thị trường có nhu cầu? Có cầu thì mới có cung đó là quy luật tất yếu.

Google Keyword Planner và keywordtool.io là những công cụ đơn giản có thể giúp bạn nghiên cứu nhu cầu thị trường. Cả 2 đều dùng để đo lường số lượng truy vấn trên Google mỗi tháng. Nếu như Google Keyword Planner là công cụ hoàn toàn miễn phí thì với keywordtool.io để có thể sử dụng full chức năng thì bạn cần phải trả 1 khoản phí nho nhỏ.

Từ những thống kê bạn có thể nhận đinh được voulume thị trường? xu hướng tăng hay giảm? tập trung vào tháng nào trong năm? Từ đó mới quyết định nên làm hay không? làm thì làm vào mùa nào thì hiệu quả?…

Hình ảnh bên dưới mình sử dụng công cụ Google Keyword Planner để tìm số lượng lượt truy vấn hàng tháng của từ khóa “áo bóng đá”. Kết quả trả về trung bình mỗi tháng có khoảng 7.5 triệu lượt tìm kiếm, tăng đột biến vào tháng 6 và có xu hướng tìm kiếm nhiều hơn vào mùa hè.

Quảng cáo Facebook không ra đơn

c. Đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có 2 tác dụng chính:

    Học hỏi đối thủ
    Trả lời cho câu hỏi: Tại sao khách hàng phải mua hàng của bạn mà không phải của người khác?

Thuật toán Facebook rất thông minh, ngay khi bạn tương tác trên 1 bài quảng cáo thì những quảng cáo sau, liên tục xuất hiện về sản phẩm đó. Mức độ cạnh tranh đang ngày càng cao, cùng với đó việc khách hàng thận trọng hơn trước mỗi quyết định mua hàng nên việc bạn biết rõ ưu, nhược điểm của bản thân là bạn đã nắm được một lợi thế chiến thắng rất lớn so với đối thủ.

Chưa kể việc nếu bạn kinh doanh khi mà thị trường đã định hình tức có quá nhiều thương hiệu lớn thì thị phần của bạn ở đâu? Lúc đó chắc bạn sẽ cần đến khái niệm thị trường ngách.

d. Sản phẩm của bạn có phù hợp để bán Facebook

Người dùng Facebook rất đông nhưng không phải sản phẩm nào cũng có thể bán được trên Facebook, mà nói đúng hơn là sản phẩm nào cũng bán được nhưng bán làm sao để có lãi mới là điều quan trọng.

Ưu điểm, nhược điểm khi bán trên Facebook so với các kênh bán hàng khác đối với sản phẩm của bạn là gì? Đối với những sản phẩm họ có thể dễ dàng mua được ngoài đời liệu họ có cần mua qua bạn không? Lời lãi của sản phẩm liệu có đủ để tri trả cho Marketing?….

2. Content quảng cáo

80% thành công của một chiến dịch Facebook Ads phụ thuộc vào content quảng cáo, mình luôn nghĩ vậy. Thứ giao tiếp với khách hàng khi bạn quảng cáo chính là content, nếu bạn muốn khách hàng sẵn sàng rút ví, quẹt thẻ để mua sản phẩm cho bạn – trước hết, bạn phải khiến khách hàng muốn nhìn và đọc nó.

Xem thêm  Giải đáp Vì sao mướp không ra hoa

Content gồm 2 phần: hình ảnh – video, text.

a. Hình ảnh, video

Ấn tượng đầu tiên luôn vô cùng quan trọng và trong Facebook cũng vậy, hình ảnh hay video sẽ là những thứ đầu tiên đập vào mắt người dùng, nó quyết định phần lớn việc họ có click vào quảng cáo hay không. Nếu họ xem và bỏ qua bạn không bán được hàng, còn ngược lại bạn tiến thêm một bước trong quá trình bán được hàng.

Đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ khác nhau thì yêu cầu về hình ảnh, Video cũng cần phải khác nhau tùy thuộc vào tâm lý của khách hàng với sản phẩm mà bạn đang bán. Hình ảnh rõ ràng, đẹp, bắt mắt phù hợp với các mặt hàng như quần áo, giày dép…, Giấy chứng nhận, hình ảnh trước và sau, gương mặt đại diện phù hợp với các mặt hàng như thuốc, thực phẩm chức năng…

Việc đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để có một hình ảnh sản phẩm ấn tượng không bao giờ là một công việc thừa nếu không muốn nói là khâu quan trọng nhất.

b. Text

Text chính là yếu tố tiếp theo mà khách hàng sẽ nhìn sau khi đã thích thú với trải nghiệm về hình ảnh – video bạn mang lại.

Tâm lý của người dùng rất lười đọc, nếu bạn không thể viết được một nội dung hay thì nên tập trung vào hình ảnh – video nhưng ngược lại nếu bạn có khả năng viết lách, khiến người dùng đọc hết những gì bạn viết ra

WOWWWW. Xin chúc mừng

Bạn đã tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng, quảng cáo của bạn sẽ được đánh giá cao và phân phối với một chi phí thấp hơn nhiều. Nhưng như đã nói để viết một nội dung quảng cáo xuất sắc không dễ và nó càng khó hơn khi nội dung của bạn là bán hàng.

Đừng lấy làm bất ngờ khi một bài viết về cộng đồng, tin tức nếu đem chạy quảng cáo thì chi phí sẽ rẻ hơn gấp 5 hay gấp 6 lần so với 1 bài bán hàng.

3. Không làm A/B Testing

A/B Testing là việc chắc chắn phải làm, không thể không làm trong quảng cáo Facebook. Tại sao?

Với Facebook Ads, 2 chiến dịch quảng cáo giống hệt nhau chưa chắc đã cho ra kết quả giống nhau. Một chiến dịch có thể rất tốt nhưng ngược lại chiến dịch còn lại có thể rất tệ nguyên nhân nằm ở cách Facebook phân phối quảng cáo. Mục tiêu chiến dịch và những người đầu tiên nhìn thấy quảng cáo ảnh hưởng rất nhiều đến việc quảng cáo của bạn sẽ được phân phối cho ai.

Việc test quảng cáo là công việc bắt buộc phải làm với người quảng cáo. Đừng ngại đầu tư để xem đâu là nhóm khách hàng tiềm năng nhất, đâu là mẫu quảng cáo có khả năng chuyển đổi cao nhất. Sau đó phân phối chi phí quảng cáo cho thật hợp lý với từng tập đối tượng khách hàng.

A-B Testing trong quảng cáo Facebook.

90% khách hàng sẽ không mua hàng ngay lần đầu tiên thấy sản phẩm. Để tiếp cận tới tệp khách hàng đã từng quan tâm đến sản phẩm nhưng chưa hoàn tất thao tác mà bạn mong muốn ( như: đăng ký thông tin, gọi điện, mua hàng…) khái niệm Remarketing ra đời hay còn được gọi là tiếp thị lại.

Remarketing là một phần cực kỳ quan trọng trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào giúp tăng hiệu suất chiến dịch với một chi phí phù hợp hơn rất nhiều.

Bạn đã phải bỏ ra rất nhiều tiền và công sức để khách hàng nhìn thấy sản phẩm, nhưng họ chỉ có một cơ hội duy nhất thực hiện chuyển đổi. Remarketing giúp cho bạn có nhiều cơ hội có được chuyển đổi hơn từ khách hàng đó, dẫn dắt khách hàng từ quan tâm đến mua hàng.

Tóm lại Remarketing đang ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong kinh doanh Online. Hằng ngày bạn gặp phải rất nhiều quảng cáo Remarketing nhưng có thể bạn không biết hoặc không nhận ra mà thôi.

5. Tư vấn chốt đơn

Khác với những người mua hàng trên sàn TMĐT, họ là những người mua hàng theo lý trí tức họ đã có sẵn nhu cầu rồi thì mới vào. Còn những người mua hàng thông qua Facebook Ads thường là phi lý trí hay gọi cách khác là mua hàng theo cảm xúc.

Cảm xúc là nhất thời, yêu cầu đặt ra cho đội ngũ sale là trả lời sao cho nhanh, biến cái nhu cầu theo cảm xúc đó thành nhu cầu theo lý trí. Một người chốt đơn giỏi không phải chỉ trả lời nhanh mà còn phải nắm bắt rõ tâm lý khách hàng.

6. Tóm lại

Đại đa số những người đổ tiền vào cho Facebook nhưng không ra đơn, không hiệu quả đều do 5 nguyên nhân trên. Facebook đang ngày càng khắt khe, người dùng cũng ngày một thông minh hơn vì thế đòi hỏi cho người làm kinh doanh, người làm quảng cáo cũng cần phải được nâng cao.

Đừng bao giờ chỉ dừng lại ở 1 kênh bán hàng Facebook, đa dạng hóa các kênh giúp bạn chủ động hơn trong công việc và khi Facebook, Fanpage hay tài khoản quảng cáo của bạn gặp vấn đề thì công việc kinh doanh không bị ngưng trệ.

Nếu bạn còn đang hoang mang và chưa hiểu bản chất của quảng cáo Facebook thì rất nên tham khảo khóa học của Donnie Chu. Đây là người duy nhất mình học về quảng cáo Facebook, một trong số ít những người mà mỗi khi ra sản phẩm mình sẵn sàng bỏ tiền ra mà không cần phải đắn đo qua nhiều.

Tham khảo khóa học của Donnie Chu tại: Khóa học quảng cáo Facebook tại Donnie Chu

Hy vọng những gì mình chia sẻ giúp được cho các bạn và nếu có bất kỳ thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Tại sao quảng cáo k ra đơn

quang-cao-bi-dat

Chạy quảng cáo bị đắt mà không ra đơn là câu chuyện thường trực của anh em kinh doanh online quảng cáo trên Facebook. Trong bài này, chúng ta cùng phân tích nguyên ngân và tìm cách khắc phục nhé.

Thông thường việc đắt – rẻ của quảng cáo thường được anh em đánh giá sơ bộ về chi phí ra tin nhắn (chạy mes) hoặc bình luận. Anh em nào cao cấp hơn chạy lead hoặc chuyển đổi thì chi phí điền form hoặc đặt hàng.

Nhưng nếu xét về mặt kinh doanh anh em cần đánh giá cụ thể dựa trên ROAS (Return on Ad Spend) tức lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo. Rất nhiều trường hợp mess, lead rất rẻ nhưng tỷ lệ chốt đơn ( mua hàng) rất thấp. Như vậy ads rẻ mà vẫn lỗ.

Bây giờ cùng mình tìm hiểu thêm các lý do quảng cáo đắt mà không ra đơn nhé.

Chi tiêu quảng cáo chưa đủ

Mình gặp nhiều trường hợp tự chạy hoặc thuê chạy quảng cáo thường kêu đắt và không hiệu quả. Nhưng khi hỏi lại đã chi bao nhiêu quảng cáo thì thường mới chỉ tiêu 1-2 triệu. Mức chi tiêu này chỉ ở mức test chứ không đủ để đánh giá hiệu quả.

Qua rồi cái thời sơ khai Facebook ads 2010-2014, khi mà CPM chỉ khoảng 2k-5k. Bạn chỉ cần lên camp 25-50k/ngày. Năm 2021 chi phí CPM theo kinh nghiệm của mình khi chạy tương tác hoặc tin nhắn thì CPM cũng 50-200k tùy sản phẩm rồi.

Giờ để chạy test mình cũng chạy tới 200-500k/ngày để tìm ra content hoặc target phù hợp. Để chốt được mức chi phí/lead hoặc mess cũng phải tiêu cỡ 3-5 triệu hoặc nhiều hơn.

Hiểu cơ bản về quảng cáo facebook thì bạn cần tư duy như sau: Quảng cáo giống như là việc bạn đi phát tờ rơi vậy. Facebook sẽ hiển thị nội dung quảng cáo đến với những người bạn muốn nhắm đến.

Khi người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn họ sẽ có những đánh giá sơ bộ để đưa ra hành động ( Like, comment, share, nhắn tin, lưu…chụp màn hình). Tiêu chí đánh giá sẽ bao gồm thương hiệu ( Tên Page), câu mở đầu, hình ảnh/video, âm thanh, nhân vật và tần suất quảng cáo.

Tài nguyên chưa được tối ưu

Như mình đã nói ở trên, trước khi khách hàng ra hành động họ sẽ có những đánh giá ( suy nghĩ). Như vậy bạn sẽ cần tối ưu một số điểm như Tên page, hình ảnh và bài đăng trên trang. Làm sao để khách hàng có sự tin tưởng hoặc liên quan đến ngay nhu cầu mua hàng của họ.

Ngoài ra hệ thống phân phối nội dung của facebook cũng sẽ dựa trên AI và các thuật toán để quyết định xem sẽ hiển thị quảng cáo của bạn đến ai? vào lúc nào? hay nói theo cách chuyên ngành là tối ưu luồng phân phối.

Bạn cần phải thu hút người like page có chất lượng, là người thật càng trùng với khách hàng tiềm năng càng tốt. Tài khoản quảng cáo thì chạy tập trung vào một ngành hoặc một số sản phẩm có liên quan tới nhau.

Page và tài khoản quảng cáo cũng cần có thời gian và mức chi tiêu quảng cáo nhất định để chi phí quảng cáo được tối ưu nhất.

Quảng cáo bị đắt do nội dung

Content is King – Nội dung là vua. Có được một nội dung hay – Một ý tưởng bán hàng thu vị có thể giúp bạn bán hàng dễ dàng hơn, nhanh hơn và nhiều hơn.

Nội dung hay, thu hút sẽ làm quảng cáo rẻ hơn vì khách hàng sẽ muốn tương tác với nội dung đó. Nhiều người click vào, nhiều người like, share và giá tương tác đã rẻ rồi.

Bên cạnh đó, những người làm content sáng tạo sẽ có khả năng thu thú tương tác một cách rất tự nhiên qua đó trang cũng dễ dàng ăn đề xuất.

Quảng cáo bị đắt do Target

Anh em vẫn thường hay tranh luận là target hay không target thì quảng cáo sẽ hiệu quả hơn. Câu trả lời đúng nhất là test hết. Chạy test liên tục đến khi nào hiệu quả thì tạm dừng. Đến khi không còn hiệu quả nữa thì lại tiếp tục test.

Một nhóm target có giá tương tác rất rẻ nhưng không ra khách thì cũng lỗ, vậy nên phải test trên nhiều nhóm khác nhau, thậm chí là cùng nhóm đó phải test trên nhiều tài khoản và fanpage khác nhau.

Cùng một target và nội dung nhưng chạy trên tài khoản khác hiệu quả lại khác nhau. Đó là điều kỳ diệu của việc phân phối ngẫu nhiên của Facebook mà bạn phải chấp nhận.

Quảng cáo bị đắt do sản phẩm

Sản phẩm mà thị trường ít nhu cầu, sản phẩm ở cuối vòng đời, sản phẩm hết thời vụ…. Nói chung nhu cầu về sản phẩm đó trên thị trường không tốt thì chạy ads cũng bị đắt.

Chính vì vậy, trong kinh doanh anh em rất đau đầu về khoản tìm kiếm được sản phẩm ngon – sản phẩm win.

Sản phẩm kén khách chẳng hạn các dịch vụ Spa – thẩm mỹ, nha khoa, bất động sản… chi phí quảng cáo thường rất cao.

Quảng cáo bị đắt cạnh tranh

Việc cạnh tranh có thể diễn ra trong ngành – các sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế. Cũng có thể trong thời điểm đó có nhiều bên cùng chạy quảng cáo khiến giá thầu tăng.

    Thời điểm anh em Black cưỡi voi ( tài khoản invoice) chạy bạt mạng không cần quan tâm chi phí -> Giá thầu tăng, ads đắt.Các sàn thương mại điện tự Tiki, Shopee, Lazada khuyến mãi lớn hoặc sinh nhật, đầu tư chạy ads nhiều -> Giá thầu tăng, ads đắtFacebook cập nhật thuật toán, điều chỉnh lại cơ chế phân phối nội dung -> tiếp cận không chuẩn, ads đắt.và nhiều lý do khác nữa…

Quảng cáo bị đắt do vận hành

Có nhiều khi chi phí bình luận và tin nhắn rất rẻ nhưng lại không chốt được đơn. Do kịch bản chăm sóc, kịch bản bán hàng chưa được hiệu quả.

Hệ thống vận hành có thể còn cần can thiệp cả đến việc gói hàng, vận chuyển để kiểm soát lượng hàng hoàn, hủy không quá nhiều.

Tất cả vì mục tiêu lợi nhuận phải dương. Đơn gửi đi nhiều mà đơn hoàn – hủy lên đến 20-50% thì toang.

[ad_2]

Bài trướcNghĩa của Định lượng glucose trong máu là gì – dangkynick.com
Bài tiếp theoNghĩa của On a monthly basis là gì – dangkynick.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây