Giải đáp Tại sao phải thanh toán không dùng tiền mặt – dangkynick.com

0

[ad_1]

Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

    1. Cơ sở pháp lý2. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là gì?3. Quy định pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặtDịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàngTổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng gồm:Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng:Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là tổ chức nào?5. Vấn đề bảo mật thông tin đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt?6. Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán7. Quyền về thông tin, báo cáo đối với thanh toán không dùng tiền mặt8. Có bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi lương trong Cơ quan nhà nước?

1. Cơ sở pháp lý

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Nghị định 101/2012/NĐ-CP

– Nghị định 80/2012/NĐ-CP

– Nghị định 88/2019/NĐ-CP

– Thông tư 46/2014/TT-NHNN

2. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Thưa luật sư, gần đây đi mua sắm, tôi thấy các siêu thị, cửa hàng đều có các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng không thanh toán bằng tiền mặt. Vậy luật sư cho tôi hỏi dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là gì? Văn bản nào quy định điều đó? Mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Xin cám ơn!

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

3. Quy định pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Chào công ty tư vấn luật Minh Khuê, tôi có một thắc mắc cần được luật sư giải đáp như sau: Hiện nay việc thanh toán qua thẻ không còn quá xa lạ với mợi người. Vậy dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm kiếm quy định pháp luật tại văn bản nào? Mong nhận được tư vấn. Xin cảm ơn!

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 14 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, theo đó bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng và dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

Dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng

1. Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:

a) Cung ứng phương tiện thanh toán;

b) Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;

c) Các dịch vụ thanh toán khác.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng gồm:

+ Ngân hàng Nhà nước cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;

+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách cung ứng tất cả các dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng:

Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 101/2012/NĐ-CP: Theo đó dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm:

+Dịch vụ chuyển tiền

+ Thu hộ

+ Chi hộ.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng

+ Các ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng;

+ Quỹ tín dụng nhân dân được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên của mình;

+ Tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;

d) Các tổ chức khác cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Xem thêm  Giải đáp Tại sao con gái thích đam mỹ

Ngoài ra, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn được hướng dẫn bởi Thông tư 46/2014/TT-NHNN.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là tổ chức nào?

Chào công ty luật Minh Khuê. Gần đây tôi thấy các siêu thị, cửa hàng đều có các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng không thanh toán bằng tiền mặt. Vậy luật sư cho tôi hỏi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm những tổ chức nào? Rất mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác.

5. Vấn đề bảo mật thông tin đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt?

Chào công ty luật Minh Khuê. Hiện nay, việc thanh toán qua thẻ đang ngày càng phổ biến. Trong quá trình sử dụng dịch vụ thẻ đôi khi vẫn có những tình huống đáng tiếc xảy ra. Vậy mong luật sư giải đáp giúp tôi quy định pháp luật về việc bảo mật thông tin đối với dịch vụ thanh toán này ạ. Rất mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Bảo mật thông tin đối với thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 23 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

1. Quyền từ chối cung cấp thông tin

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin về chủ tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của chủ tài khoản.

2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụ của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

6. Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thưa luật sư, em là Nguyễn Hiền, hiện đang làm việc tại công ty về công nghệ và có làm về dịch vụ trung gian thanh toán. Em có tìm hiểu pháp luật quy định về hoạt động dịch vụ này. Tuy nhiên vẫn còn điều chưa hiểu. Luật sư cho em hỏi, nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong thanh toán không dùng tiền mặt quy định thế nào? Rất mong nhận được giải đáp. XIn cảm ơn!

Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 17 Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành như sau:

1. Khi cung ứng dịch vụ thanh toán có sự hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có thỏa thuận bằng văn bản hoặc hợp đồng hợp tác với các bên tham gia, trong đó quy định rõ nghĩa vụ cam kết của các bên về việc bảo mật thông tin khách hàng, giao dịch thanh toán và chịu trách nhiệm đối với những tổn thất do làm lộ thông tin khách hàng, giao dịch.

2. Ngân hàng chỉ được ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện dịch vụ thanh toán, đồng thời phải phối hợp với tổ chức trung gian thanh toán trong việc kiểm tra, đối soát dữ liệu, xác thực giao dịch, thông tin khách hàng, thực hiện các biện pháp bảo mật trong thanh toán và các nghĩa vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về dịch vụ trung gian thanh toán.

7. Quyền về thông tin, báo cáo đối với thanh toán không dùng tiền mặt

Chào luật sư, xin luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc này ạ. Pháp luật quy định như thế nào về quyền về thông tin, báo cáo đối với thanh toán không dùng tiền mặt? Mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Quyền về thông tin, báo cáo đối với thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 21 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

1. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp thông tin có liên quan tới thanh toán theo định kỳ và đột xuất.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có quyền yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ của mình.

8. Có bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi lương trong Cơ quan nhà nước?

Thưa luật sư, tôi là Phương Hoa, hiện đang là kế toán tại cơ quan nhà nước. Tôi có thắc mắc trường hợp cơ quan tôi trả lương cho cán bộ, công chức có tính chất thường xuyên thì phải thanh toán không dùng tiền mặt hay không?

Xem thêm  Giải đáp Tại sao bị lên lẹo mắt

Theo Khoản 1 Điều 29 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định về cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi sau đây:

+ Các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ;

+ Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.

Như vậy, cơ quan bạn phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi tiền lương có tính chất thường xuyên theo quy định hiện hành.

8. Xử phạt vi phạm trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa không đúng quy định trên các phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tiếp nhận, xử lý tra soát, khiếu nại của khách hàng không đúng quy định của pháp luật;

b) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời gian trong thanh toán, chuyển tiền, trừ các trường hợp thanh toán giữa tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước;

b) Vi phạm quy định về thông báo, niêm yết biểu phí dịch vụ thanh toán, biểu phí dịch vụ thẻ.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Ký duyệt lệnh thanh toán không đúng thẩm quyền hoặc sử dụng chữ ký điện tử của người khác;

c) Mở, sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho thuê, cho mượn từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán;

b) Làm giả chứng từ khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Cho thuê, cho mượn từ 10 tài khoản thanh toán trở lên;

c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh;

c) Sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện các giao dịch cho các mục đích lừa đảo, gian lận.

8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt.

Theo đó tùy từng hành vi vi phạm cụ thể mà sẽ áp dụng mức xử phạt tương ứng. Bên cạnh đó sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 5 và điểm c, d khoản 6 Điều này.

+Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;

– Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6 và khoản 8 Điều này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận tư vấn pháp luật Ngân hàng – Luật Minh Khuê

[ad_2]

Bài trướcGiải đáp Không gian trong phần một của đoạn trích Đất Nước được miêu tả như thế nào – dangkynick.com
Bài tiếp theoGiải đáp Sách người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào – dangkynick.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây