Trung quốc và việt nam giống nhau – dangkynick.com

0


Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu – ghét của VN với TQ

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành
Theo Nghiên cứu quốc tế

Trung quoc va viet nam giong nhau

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘Quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế”. Nội dung bài báo như sau:

Phòng bị – khi mở bản đồ vùng này, tôi bỗng phát hiện…

Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán [nguyên văn Hán phong] từng một thời có danh hiệu đẹp là “Trung Hoa nhỏ”, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mô hình. Thế nhưng đất nước núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc này lại có tình cảm cực kỳ phức tạp với Trung Quốc: có phòng bị nhưng không thể không ở gần; có ấm ức [ủy khúc] nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [Trung Quốc].

Tình cảm ấy biểu hiện một cách khác thường tại hai thành phố của Việt Nam. Đó là thành phố mới nổi Đà Nẵng, và Nha Trang, nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng, hai nơi này thu hút du khách Trung Quốc ùn ùn kéo đến, cũng là nơi châm ngòi cho các tranh cãi có liên quan tới “Trung Quốc”. Gần đây phóng viên của “Thời báo Hoàn cầu” đã đến hai đô thị kể trên trải nghiệm sự “đan xen yêu ghét” của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Do nằm gần cố đô Huế và sở hữu một bờ biển đẹp, mấy năm nay Đà Nẵng, thành phố lớn thứ tư của Việt Nam, đã trở thành thắng cảnh nghỉ dưỡng trong con mắt của nhiều người Trung Quốc. Thế nhưng khi đi dạo trong phong cảnh nhiệt đới mê ly ấy, có lẽ nhiều người chưa biết rằng Đà Nẵng là căn cứ hải quân quan trọng và cũng là thành phố Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa nhất.

Ngay trong buổi sáng đầu tiên đến Đà Nẵng, phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” đã chú ý tới điểm đó. Phóng viên mua một bản đồ vùng này, khi mở bản đồ lập tức phát hiện thấy ở phía trên tại chỗ dễ thấy nhất có đánh dấu phạm vi quản lý của Đà Nẵng, kể cả cái gọi là “Quần đảo Hoàng Sa” (tức quần đảo Tây Sa của Trung Quốc – ghi chú của Thời báo Hoàn Cầu).

Có thể thấy sự “tuyên bố chủ quyền” tương tự như vậy ở khắp mọi chỗ: con đường vòng bãi biển Mỹ Khê là một trong những nơi đông du khách nhất, nhưng con đường đầy ánh nắng, bãi cát và cây dừa ấy lại mang hai cái tên có ý vị chính trị cực kỳ mạnh mẽ: đoạn phía Bắc gọi là “Hoàng Sa”, đoạn phía Nam gọi là “Trường Sa” (Việt Nam gọi quần đảo Nam Sa là “quần đảo Trường Sa” – ghi chú của Thời báo Hoàn Cầu). Tại một phía “đường Hoàng Sa” có một tòa nhà nhỏ bốn tầng, lạ thay trước cửa có mấy chữ lớn “Nhà trưng bày Hoàng Sa”. Cho dù công trình này chưa hoàn thành nhưng phóng viên bản báo nhìn thấy trong nhà có một tượng đài màu trắng ngờ là “tấm bia chủ quyền”.

Hầu như mỗi người Đà Nẵng đều đã quen thuộc với những cái tên đường phố và tòa nhà có ý vị sâu xa ấy, hơn nữa thái độ thể hiện của chính quyền đối với điều đó cũng kích thích tình cảm của dân chúng. Anh Việt, chủ một cửa hàng trái cây ở trung tâm thành phố nói với phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” rằng anh thường thấy báo chí và truyền hình đưa tin nói Trung Quốc “bố trí vũ khí ở Biển Đông của chúng tôi (Việt Nam gọi Nam Hải là Biển Đông – ghi chú của Thời báo Hoàn Cầu)”, anh rất phản cảm với chính phủ Trung Quốc, “Tôi mong sao Đà Nẵng có thể đặt càng nhiều tên đường và tên đất như “Hoàng Sa”, “Trường Sa”. Thậm chí tôi mong rằng sẽ có ngày cái tên “Hoàng Sa”, “Trường Sa” có thể xuất hiện trên đường phố Trung Quốc!”

Những ngôn từ gay gắt như thế khiến phóng viên bản báo có chút ngạc nhiên. Phía sau loại “tuyên bố” ấy có sự phòng bị, bất an, cũng phảng phất có ý thù địch. Phóng viên bản báo cảm nhận sâu sắc điều đó khi có mặt tại “Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa” ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ quan “Chính quyền huyện Hoàng Sa” Việt Nam đặt riêng, trên danh nghĩa là để quản lý toàn bộ quần đảo Tây Sa.

Phóng viên bản báo đến thăm nơi này vào cuối tuần, phòng làm việc không có ai cả, nhưng qua lớp kính có thể thấy rõ trong nhà treo đầy bản đồ liên quan tới “Biển Đông”. Trong hành lang có một tấm biển nổi bật in dòng chữ tuyên ngôn “Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong lịch sử tiến hành chiếm lĩnh, tổ chức, quản lý và khai thác quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa). Do không có “lãnh thổ” thực tế để bố trí nên một tấm “bia huyện Hoàng Sa” cao khoảng hai mét bị đặt ở góc nhà, mặt phủ một lớp bụi mỏng.

Tại khu vực này, phóng viên bản báo gặp một người dân ở gần đấy, tên là Từ Sĩ Tôn. Ông già 65 tuổi ấy tự xưng họ tên này có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ông vô cùng bất mãn với Trung Quốc. Ông nói, nếu cho điểm cao nhất là 10 điểm, thì ông chỉ có thể cho Trung Quốc 5 điểm, còn với Nhật và Mỹ thì lại có thể cho 9 và 10 điểm. “Mỹ tuy có đánh nhau với chúng tôi nhưng sau này lại giúp chúng tôi rất nhiều. Còn Trung Quốc thì sau chiến tranh mấy chục năm luôn bắt nạt Việt Nam. Trong đời mình, tôi cảm thấy Trung Quốc đối với Việt Nam chẳng ra sao cả.”

Đối với một người Đà Nẵng khác là anh Quân thì tình cảm đề phòng Trung Quốc trực tiếp liên quan đến đời sống hàng ngày của anh. “Tôi có mấy người thân phục vụ trong hải quân. Hiện nay tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với Việt Nam làm cho tôi và người nhà rất lo lắng. Chúng tôi sợ xảy ra chiến tranh.” Khi phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” hỏi tiếp anh có cho rằng thật sự có khả năng xảy ra chiến tranh hay không thì anh nhìn ra phía xa và nói đi nói lại một câu: “Mong rằng sẽ không xảy ra”.

Ấm ức – người Trung Quốc coi thường chúng tôi

Tình cảm phức tạp của Việt Nam đối với Trung Quốc cũng phản ánh trong mối quan hệ giữa dân chúng địa phương với du khách Trung Quốc. Bảy tháng đầu năm nay tổng cộng đã có 2,2 triệu lượt du khách Trung Quốc tới Việt Nam, tăng 51% so cùng kỳ. Số du khách Trung Quốc đến thăm Việt Nam trong cả năm có thể lên tới 4 triệu. Thế nhưng phía sau con số đẹp ấy là những lời oán trách và bất mãn của không ít du khách Trung Quốc, rất nhiều người cảm thấy mình không được đối xử công bằng: chẳng những có các cảnh rối ren thị trường thường thấy như lừa đảo bịp bợm, mà các sự việc như du khách Trung Quốc bị nhân viên hải quan Việt Nam đòi hối lộ, bôi bẩn hộ chiếu, đối xử thô bạo thậm chí ẩu đả cũng liên tục xảy ra.

Phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” khi xuất cảnh từ sân bay Cam Ranh Nha Trang đã nhìn thấy cảnh thế này: một nhân viên công tác Việt Nam lớn tiếng quát mắng du khách Trung Quốc đang xếp hàng chờ kiểm tra an ninh, bất cứ ai dừng lại hoặc có chi tiết sơ suất nào đó đều bị nhân viên này nghiêm giọng quở trách. Phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” cũng chẳng gặp may. Khi theo thói quen ở nhiều nước, phóng viên giơ tay lấy chiếc rổ đựng giày, nhân viên kia cũng thô bạo đánh vào tay phóng viên và dùng một thứ tiếng nghe không rõ là tiếng Việt Nam hoặc tiếng Trung Quốc ngọng nghịu quát to bảo phóng viên trực tiếp đặt giày lên băng chuyền.

Đồng thời một số nhân viên ngành du lịch Đà Nẵng và Nha Trang cũng khéo nhắc nhở du khách Trung Quốc, họ cho rằng người Trung Quốc làm ồn, không tôn trọng luật pháp và tập tục địa phương sở tại. Ngô Thị Lượng, nhân viên hướng dẫn mua hàng của một hiệu bán đồ lưu niệm tại Nha Trang, nói với phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” là cô từng thấy một số du khách Trung Quốc khi mua hàng lại không dùng tiền Việt Nam để chi trả mà khăng khăng đòi dùng Nhân dân tệ. “Tôi đã nhiều lần giải thích cho họ biết là ở đây không thể dùng đồng Nhân dân tệ để tiêu dùng nhưng một số khách chẳng những không tỏ ra hiểu biết mà ngược lại rất không vui lòng, có lúc còn nói với chúng tôi những lời khó nghe nữa cơ.”

Phóng viên bản báo cho rằng những cọ sát này càng giống như những mâu thuẫn của một giai đoạn phát triển nào đấy. Tương tự dòng xe máy xuyên ngang chạy dọc như nước chảy trên đường phố, thị trường Việt Nam đang ở vào một giai đoạn phát triển nhanh nhưng thường xuyên xảy ra vấn đề này nọ hoặc các trang thiết bị đi kèm chưa theo kịp, khó tránh khỏi hiện tượng “va chạm”. Song le trong sự bao trùm của tình cảm dân tộc mạnh mẽ đối với Trung Quốc thì bất cứ sự việc nào có liên quan tới du khách Trung Quốc đều rất dễ dàng được dư luận quan tâm, phóng đại hoặc xuyên tạc, tiếp đó gây ra thành kiến lệch lạc và sự bất mãn mới của người Việt Nam đối với Trung Quốc.

Hoàng Thị Bích Trâm còn đang học đại học, cô ấm ức nói với phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” rằng cô muốn làm hướng dẫn viên du lịch [HDVDL] nhưng rất nhiều đoàn du lịch Trung Quốc lại chỉ muốn thuê HDVDL người Trung Quốc, người Việt Nam dù có biết tiếng Trung Quốc đi nữa nhưng giỏi lắm cũng chỉ có thể được làm ‘trợ lý HDVDL’ mà thôi”. “Cũng tức là nói chúng tôi không được phụ trách về hành trình thực tế của đoàn, chỉ khi nào có chuyện gì đó thì mới lấy tư cách HDVDL xuất đầu lộ diện giao thiệp với chính quyền và cảnh sát. Hơn nữa HDVDL người Trung Quốc có thu nhập cao rất nhiều so với các trợ lý như chúng tôi.”

Ông Đoàn, một người Đà Nẵng 50 tuổi, thì cho rằng người Trung Quốc hay “bắt nạt” người Việt Nam. “Tôi thường thấy báo đài đưa những tin tiêu cực về du khách Trung Quốc. Mấy hôm vừa rồi, đài nói gần đây có một bà già quẩy gánh táo bán ngoài phố, có du khách Trung Quốc ăn táo của bà mà không trả tiền, lại còn mắng bà ấy nữa.” Cho dù phóng viên bản báo nói sự việc này có lẽ có phần kỳ quặc nhưng ông Đoàn vẫn cứ giữ quan điểm như cũ: “Chuyện ấy làm tôi cảm thấy người Trung Quốc có chút coi thường người Việt Nam chúng tôi, không bình đẳng với chúng tôi.”

Hoan nghênh – “Người Trung Quốc thích mua sắm”

Dù là “đề phòng” hay “ấm ức”, hai tình cảm ấy càng như một “dòng nước ngầm” ẩn giấu, nhiều lúc Đà Nẵng và Nha Trang xem ra lại là hai thành phố rất hữu hảo với người Trung Quốc. Phố lớn ngõ nhỏ ở đây chỗ nào cũng có thể nhìn thấy các biển tiếng Trung Quốc, từ “Phở Quảng Nam” đến “Nơi cho thuê xe máy”, rồi đến “Hàng đặc sản Việt Nam”, dù cho không biết nói một câu tiếng Việt đi nữa bạn cũng chẳng khó khăn tìm thấy nơi mình cần đến. Hơn nữa ở mỗi một cửa hiệu du khách có thể tới hầu như đều có một nhân viên hướng dẫn mua hàng biết nói tiếng Trung Quốc.

Cô Ngọc 21 tuổi làm việc ở một cửa hiệu áo dài trong một trung tâm thương mại lớn, khi bạn chỉ tay vào bất cứ bộ trang phục nào trong cửa hiệu, cô đều có thể nhanh chóng dùng tiếng Trung Quốc cho biết giá cả của chúng. Khi phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” hỏi cô có ấn tượng thế nào về du khách Trung Quốc, cô cười rất cởi mở đáp: “Người Trung Quốc thích mua sắm.” Cô bảo, khách đến Nha Trang nhiều nhất là người Trung Quốc và người Nga, nhưng du khách Nga ít mua hàng. Khi phóng viên hỏi cô có thấy du khách Trung Quốc làm ồn không thì cô cười nói: “Cũng có lúc như vậy, nhưng tôi cảm thấy chuyện ấy chẳng sao cả, họ có thể mua hàng là được rồi.”

Trong các lần phóng viên phỏng vấn, rất nhiều người địa phương thừa nhận du khách Trung Quốc đến đây đã kích thích kinh tế vùng này. Theo “Mạng Việt Nam”, 9 tháng đầu năm nay thu nhập ngành du lịch của Đà Nẵng đạt 600 triệu USD, tăng 24,4% so cùng kỳ. Trong đó phần “cống hiến” của du khách Trung Quốc không nhỏ. Cho tới hiện nay số du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng năm 2017 đã vượt quá 440 nghìn lượt người, tăng 23% so cùng kỳ, chỉ kém du khách Hàn Quốc mà thôi.

“Người Việt Nam giám sát các xí nghiệp nước ngoài rất chặt chẽ, rất nhiều công ty du lịch Trung Quốc làm ăn tại Việt Nam đều kinh doanh dưới hình thức công ty của địa phương, nhằm tránh sự chướng mắt quá mức. Thực ra đây là hành vi kinh doanh tiêu cực [nguyên văn màu tro] nhưng chính quyền cứ phớt lờ.” Một người Hoa từng làm ngành du lịch ở Đà Nẵng ngót 10 năm nói với phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” là mỗi lần người Việt Nam sở tại có mâu thuẫn lợi ích với doanh nhân Trung Quốc kinh doanh du lịch thì nói chung chính quyền Việt Nam đều áp dụng cách giải quyết “Hòa cả làng” [nguyên văn Hòa hi ni], “Vừa bảo doanh nhân Trung Quốc lưu ý, cũng vừa gây sức ép với tình cảm [dân tộc] của người Việt Nam, bởi lẽ chính quyền rất hiểu rõ lợi ích mà việc làm ăn với Trung Quốc đem lại [cho Việt Nam]. Điều đó không tách rời được Trung Quốc”.

“Mười năm trước bãi biển Mỹ Khê chẳng có gì cả, chỉ có một ít lều quán xơ xác, bây giờ cả khu này đã xây dựng đầy những khách sạn to đẹp. Thu nhập của dân sở tại mấy năm nay tăng lên không ít.” Cô Trang là hướng dẫn viên tại Đà Nẵng của phóng viên “Thời báo Hoàn cầu”, cô hướng dẫn các đoàn du khách Trung Quốc, mỗi tháng thu nhập đại để vào khoảng 2-3 nghìn Nhân dân tệ [khoảng 7-10 triệu VNĐ], cao hơn nhiều so với mức thu nhập khoảng 1500 Nhân dân tệ [khoảng 5 triệu VNĐ] của người dân sở tại bình thường. “Mới đầu khi tôi vào đại học định học tiếng Trung Quốc, cha mẹ tôi đều không đồng ý, cảm thấy chắc chắn sẽ không tìm được việc làm, một số người xung quanh cho rằng học tiếng Trung Quốc là bán nước. Bây giờ khi thấy tôi làm việc và có thu nhập, họ đều nghĩ rằng ban đầu tôi đã lựa chọn đúng, rất ủng hộ tôi.”

Xu hướng – “Trung Quốc rất tiên tiến, tôi muốn đi thăm Trung Quốc xem thế nào”

Trong thời gian ở Đà Nẵng và Nha Trang, phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” có bảo người dân địa phương dùng ba từ để hình dung Trung Quốc trong suy nghĩ của họ. Kết quả cuối cùng mấy từ có tần suất cao nhất là: phát triển, sầm uất và công nghệ.

“Tôi thấy người Trung Quốc rất có năng lực, trong một thời gian ngắn mà họ có thể xây dựng đất nước mình được tốt như vậy.” Đoàn Xuân Hoàng 34 tuổi nói với phóng viên “Thời báo Hoàn cầu”. Trong ấn tượng của anh, Trung Quốc là một quốc gia lớn, giàu có và tiên tiến, nhất là công nghiệp chế tạo phát đạt. Anh bạn trẻ này chỉ vào các phụ kiện điện thoại di động bán trong cửa hiệu của anh và nói: “Toàn bộ những thứ này đều nhập từ Trung Quốc. Tôi thật sự muốn đi Trung Quốc xem xem các bạn chế tạo những thứ ấy như thế nào.”

Phạm Thị Sáng đang học đại học ngoại ngữ ở Đà Nẵng nói với phóng viên bản báo rằng phần lớn những người có cách nhìn tiêu cực về Trung Quốc là những người già, “Bởi lẽ quan điểm của họ về Trung Quốc dừng lại ở quá khứ”, còn phần lớn lớp trẻ Việt Nam đã có nhận thức tương đối khách quan về sự phát triển chính trị, văn hóa và kinh tế của Trung Quốc, rất nhiều người còn đầy những suy tưởng hướng về Trung Quốc. Sáng và nhiều bạn xấp xỉ tuổi cô đều rất hâm mộ văn hóa Trung Quốc, thích xem phim Trung Quốc, xem phim truyền hình và nghe nhạc Trung Quốc. “Trong suy nghĩ của tôi, Trung Quốc là một đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có trình độ phát triển kinh tế rất cao, sau này Việt Nam có rất nhiều cái có thể học Trung Quốc”.

“Tứ đại phát minh mới” của Trung Quốc[1] cũng đang ảnh hưởng tới Việt Nam một cách không cảm nhận thấy. Tại một hiệu giày dép ở Nha Trang, trên quầy thu ngân có mã hai chiều thanh toán WeChat Bảo Hòa (một phương thức nhận diện chủ yếu cho ứng dụng di động; ở đây là nói mã QR của công ty Trung Quốc Bảo Hòa; WeChat chữ Hán là vi tín). Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn là chủ hiệu lại không phải là người thuộc lớp trẻ bám sát trào lưu hiện đại, mà là một bà trên 50 tuổi. Bà chủ nói với phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” là thanh toán WeChat Bảo Hòa rất tiện lợi, “Hiện nay rất nhiều cửa hiệu Việt Nam đều đã bắt đầu sử dụng rồi”. Khi phóng viên bản báo chia tay ra về, bà còn không quên nhét vào tay phóng viên một tấm danh thiếp có in mã vạch hai chiều của cửa hiệu mình: “Tôi làm một tài khoản công chúng cho cửa hiệu của tôi, nếu rảnh anh có thể vào xem xem?”

Ngay cả ông Đoàn luôn cảm thấy “Trung Quốc bắt nạt Việt Nam” cũng cho con gái đang học đại học bắt đầu học tiếng Trung Quốc. “Tôi nghĩ sau này nhất định sẽ càng ngày càng có nhiều dịp giao thiệp với Trung Quốc, lũ trẻ học tiếng Trung Quốc thì trong tương lai chắc chắn sẽ có tiền đồ tốt hơn”. Khi phóng viên nhắc ông rằng “Bác từng bảo bác ghét Trung Quốc cơ mà” thì ông Đoàn hơi ngượng ngùng nói: “Cái đó cũng là để có thể nói lý lẽ với người Trung Quốc thôi!”

Thế nhưng trong cửa hàng đồ điện gia dụng của bà vợ ông Đoàn thì hàng hóa Trung Quốc cũng ngày một nhiều. Khi có người nghi ngờ chất lượng những mặt hàng này thì người phụ nữ Việt Nam ấy sẽ bực mình trả lời theo một phản xạ có điều kiện: “Hàng hóa toàn thế giới đều là do Trung Quốc sản xuất cả đấy ạ !”

Bản gốc tiếng Trung: 难以置信!这个“兄弟国家”对中国的恨爱,都这么直白!

—————-

[1] Tứ đại phát minh mới của Trung Quốc trong bài này nói kết quả bình chọn hồi tháng 5/2017 của thanh niên 20 nước dọc “Một vành đai, một con đường”, đó là: 1) Đường sắt cao tốc; 2) Alipay [Chi phó bảo, do tập đoàn Alibaba TQ sáng tạo, là hình thức thanh toán trực tuyến không có phí giao dịch của bên thứ ba, tức một kênh trung gian để thanh toán, đem lại nhiều tiện lợi cho người dùng, hiện được 300 triệu dân TQ sử dụng]; 3) Xe đạp dùng chung; 4) Mua hàng qua mạng. Tứ đại phát minh cũ của Trung Quốc là: 1) Thuốc nổ; 2) Kim chỉ nam; 3) Công nghệ làm giấy; 4) Công nghệ in chữ rời.

(Nghiên cứu Quốc tế)

Có liên quan

  • Nhân chuyện ông Trần Đăng Tuấn mở blog
  • 24/09/2011
  • Trong “Báo chí”
  • Từ bài viết của Đỗ Ngọc Bích – xin đừng tạo thêm những vết thương
  • 25/04/2010
  • Trong “Hòa giải dân tộc”
  • Trao đổi cùng Blogger Tranhung09 về ông Hun Sen
  • 22/07/2012
  • Trong “Chính trị”

1. Sơn Tây

Sơn Tây là một tỉnh của Trung Quốc, dân số của tỉnh này khoảng 37 triệu người gần bằng với dân số của quốc gia có diện tích đứng thứ 2 trên thế giới Canada. Ở Việt Nam trước đây cũng có tỉnh Sơn Tây, sau này được sát nhập vào tỉnh Hà Đông, sau đổi tên thành Hà Tây. Cuối năm 2008, Hà Tây được sát nhập về thủ đô Hà Nội.

Trung quoc va viet nam giong nhau

TTO – …Khi tôi cất tiếng rằng mình đến từ Việt Nam, ông ta cười giải thích: ‘Tại vì tôi thấy da cô trắng, mặt tròn, giống người Trung Quốc’. Một giây vô thức, tôi không thích bị so sánh chút nào.

  • Người thiểu số còn ai nói tiếng dân tộc mình?
  • Những ngày tháng tư này, hàn gắn vết thương chia lìa dân tộc
  • Bán hàng ở phố cổ nên mặc quần áo dân tộc
1661497406 963 trung quoc va viet nam giong nhau

Người di cư rời một con tàu cá để lên đảo Lesbos, Hi Lạp. Loài người đã di cư và sống xen lẫn từ rất lâu trước khi xuất hiện các biên giới quốc gia – nhà nước – Ảnh: For Zuma Press

Dù đang vội vã chuyển chuyến ở sân bay Matxcơva, khi thấy một cô bán hàng thời trang nhoẻn cười cố gắng “ní hảo” có chút ngọng nghịu để mời mua hàng, như một phản xạ, không muốn nhận mình là người Tàu, tôi phải cố ngoái lại, “không, tôi không phải người Hoa”, rồi lại đi nhanh hết cỡ.

Lần nọ, đang ngơ ngác giữa một con phố Pattaya đông đúc, đèn đỏ vàng nhấp nháy liên hồi để tìm mua mấy thứ đặc trưng của thành phố biển sôi động mang về làm quà, một chủ gian hàng cố sức mời tôi mua mấy món bằng một tràng tiếng Hoa.

Khi tôi cất tiếng rằng mình đến từ Việt Nam, ông ta cười giải thích: “Tại vì tôi thấy da cô trắng, mặt tròn, giống người Trung Quốc”. Một giây vô thức, tôi không thích bị so sánh chút nào.

Nhiều người Việt ra nước ngoài vẫn bị nhầm như vậy, có lẽ phổ biến nhất là bị nhầm với người Hoa. Lúc ấy, có thể chúng ta muốn nhìn vào gương và tự hỏi, về mặt nhân trắc học, mình có những đặc thù riêng nào so với các tộc người khác? Chẳng hạn ở những điểm dễ nhận biết như màu da, mái tóc, mí mắt?

Những câu hỏi xuất hiện chỉ một giây với tâm lý bài ngoại trong vô thức đó, thực ra liên quan tới một cuộc thảo luận trong giới nghiên cứu lịch sử, dân tộc học ở Việt Nam mấy chục năm qua.

Việc nghiên cứu xác định đặc trưng tộc người, nguồn gốc, lịch sử tộc người luôn được đặt ra, dù nghiên cứu bất kỳ tộc người nào, chẳng cứ là người Việt.

Nhưng trong đó, nghiên cứu nguồn gốc người Kinh (Việt) được thảo luận sôi nổi nhất ở Việt Nam, bởi một điều dễ hiểu: tộc Kinh chiếm hơn 86% dân số và các nhà nghiên cứu, trí thức, tinh hoa ở Việt Nam chủ yếu là người Kinh.

Vì thế, dễ hiểu khi một nghiên cứu gần đây được công bố về nguồn gốc của người Việt, với khẳng định: “Gene người Việt khác rất nhiều gene người Trung Quốc. Điều này chứng minh dù bị đô hộ hàng nghìn năm, dân tộc mình không những giữ được ngôn ngữ riêng, mà cả bộ gene.

Đó là một sự sống vô cùng mãnh liệt của người Việt” của chủ nhiệm đề tài khiến chúng ta cảm thấy hân hoan.

Đọc toàn văn công bố này cũng thấy những nhận định chừng mực hơn khi nhóm nghiên cứu nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng với y học và không khẳng định nguồn gốc người Việt đến từ đâu, ngoài việc có nói tới sự khác biệt trong đặc điểm bộ gene người Kinh và người Hán, những nét tương đồng giữa người Kinh với người Thái, củng cố nhận định người Kinh thuộc nhóm người cổ đại di cư từ châu Phi tới Đông Nam Á… (còn về độ tin cậy, phương pháp phân tích… có lẽ phải chờ các nhà nghiên cứu tin sinh học (bioinformatics) trao đổi).

Trong khi đó, phần lớn công chúng biết đến thông tin về “nguồn gốc người Việt”, những “đặc điểm riêng biệt”, “sức sống mãnh liệt” và không bị đồng hóa của bộ gene Việt là qua những gì nhóm nghiên cứu cung cấp cho truyền thông chứ không mấy người tiếp cận được toàn văn nghiên cứu gốc.

Không có một tộc người “hóa thạch”

Tuy nhiên, mong muốn tràn đầy xúc cảm khó mà tỉ lệ thuận với khả năng chỉ ra sự khác biệt, thuần khiết của gene Việt. Ở thời điểm hiện tại, người Kinh có tỉ lệ di cư cao nhất cả nước, vào khoảng 15,4%, theo Viện Nghiên cứu phát triển Mekong.

Thêm nữa, lấy ranh giới và tiêu chuẩn nào để tìm kiếm một bộ gene Việt – hay bất kỳ tộc người nào – thuần chủng, khi mà tình trạng xen cư và hôn nhân giữa các tộc người đã phổ biến với mọi tộc người, mọi vùng, ngay cả các vùng được coi là hẻo lánh nhất.

Các khảo sát tộc người thiểu số ở Việt Nam hiện nay hoặc từ năm 1978 đều cho thấy không còn một dân tộc nào sống trong điều kiện tĩnh tại và cô lập nữa.

Ngay cả với niềm tin mãnh liệt là ở Hà Nội vẫn còn các gia đình “Hà Nội gốc” thì lấy gì để khẳng định những người có 3-4 đời, thậm chí cả chục đời (với điều kiện cũng chỉ “nội hôn” với những gia đình “Hà Nội gốc” khác) là thuần Việt?

Nếu niềm tin đó đứng vững thì đồng nghĩa với việc bác bỏ một thực tế lịch sử: Hà Nội đã là điểm đến, là nơi giao thoa văn hóa, chính trị, kinh tế từ hàng nghìn năm nay, và là một đô thị đa sắc tộc ít ra là từ hàng trăm năm trước (xin xem đơn cử: Nguyễn Văn Chính, “Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc Hà Nội”, in trong Khoa lịch sử: Một chặng đường nghiên cứu (2006-2011), Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội 2011, trang 163-19).

Nhìn tiếp về thời đại dựng nước, trên thực tế, những chủ nhân người Việt cổ đầu tiên ở Hà Nội không phải là tổ tiên một thiểu số những gia đình “truyền thống phố cổ” hay một tộc người duy nhất là người Kinh.

Trần Quốc Vượng chỉ ra An Dương Vương Thục Phán, ông chủ thành Cổ Loa, thực ra có tên “Tuk Phắn, một ý niệm Tày – Việt cổ, chỉ người thủ lĩnh đi mở đất mở mường” (Trần Quốc Vượng, Hà Nội như tôi hiểu). Vùng Hà Nội cổ trở thành nơi hội tụ và giao thoa tộc người, văn hóa, ngôn ngữ với nhịp điệu ngày càng nhanh và mạnh.

Từ hai thiên niên kỷ trước Công nguyên (từ các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), nơi đây đã là điểm giao thoa của ba dòng ngữ hệ chủ lưu: Môn – Khơ-me cổ (từ tây nam lên, tây bắc xuống); Tày – Thái cổ (từ bắc, tây, đông) và Mã Lai cổ (từ biển ngược sông lên).

Sự giao thoa đã đi sâu vào cơ tầng văn hóa. Về mặt ngôn ngữ học, cơ chế Tày – Thái trong tiếng Việt đã được Phạm Đức Dương chỉ ra (Phạm Đức Dương, Việt Nam – Đông Nam Á: Ngôn ngữ và văn hóa, phần 3: Việt Nam – một Đông Nam Á thu nhỏ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007).

Nhìn vào đấy ta có thể hiểu được từ nguyên của nhiều từ tưởng như vô nghĩa (ví dụ “má” trong “chó má”, “giả” trong “cỏ giả”, “pheo” trong “tre pheo”… đều đến từ ngôn ngữ Tày – Thái và có ý nghĩa tương đương từ đứng trước).

Cứ liệu ngôn ngữ chỉ ra rằng tiếng Mường đã bảo lưu được nhiều yếu tố của ngôn ngữ Việt – Mường chung, trong khi đó tiếng Việt sau này tiếp xúc với tiếng Hán nên có nhiều biến đổi.

Suốt thiên niên kỷ thứ nhất, dưới chính sách thống trị và đồng hóa của người Hán, một bộ phận lớn cư dân Việt – Mường ở Kinh Bắc và đồng bằng (vùng Kẻ Chợ) vay mượn yếu tố Hán vào tiếng Việt ở mức độ cao (hiện nay từ Hán Việt chiếm khoảng 60% từ vựng tiếng Việt).

Những vùng đất ngày nay là nơi tập trung sinh tụ chỉ của người Kinh từng là nơi tụ họp của nhiều luồng văn hóa, dân cư từ một lịch sử chưa xa.

Việc chỉ ra đóng góp của cư dân Tày – Thái cổ vào quá trình hình thành và phát triển nền văn minh Đông Sơn (chẳng hạn, Hoàng Lương, Sự đóng góp của cư dân Tày – Thái cổ vào quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Đông Sơn) khiến ta vỡ lẽ, đâu chỉ thời đại ngày nay người Kinh và các tộc người khác mới có sự giao thoa văn hóa, lịch sử.

Quả thực, “rất hiếm có các tộc người thuần nhất về mặt thể chất, nghĩa là các thành viên của chúng có những tính chất gần gũi nhau – đây chủ yếu là trường hợp của một số tộc người thiểu số sống biệt lập lâu ngày” (R. Breton, “Các tộc người”, in trong Tộc người và xung đột tộc người trên thế giới hiện nay, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 2001).

Người Kinh cũng không ngoại lệ, họ không thể ở trong tình trạng “hóa thạch”, mà trái lại đã được chứng minh là có khả năng giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa, tộc người khác một cách mạnh mẽ suốt chiều dài lịch sử. Hôn nhân xuyên tộc người, xuyên biên giới cũng không là sản phẩm độc quyền của kỷ nguyên hiện đại.

Dung hợp trong tư duy và nhận thức

Lịch sử di cư và lịch sử di truyền của một tộc người rất phức tạp và đa dạng, do vậy việc giới cổ nhân học, khảo cổ học, lịch sử, nhà tin sinh học, di truyền học… phối hợp để trả lời những câu hỏi được thảo luận nhiều như ở trên là rất cần thiết.

Những năm gần đây, nhiều dự án đồ sộ trên thế giới đã có sự tham gia của các nhà khoa học liên ngành, nhưng ở Việt Nam dường như chưa có nhiều nghiên cứu chung như vậy, ngoài một hai nghiên cứu về người cổ ở Đông Nam Á do một số nhà khoa học nước ngoài làm trưởng nhóm, có sự tham gia của một số nhà nghiên cứu Việt Nam.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng không trả lời câu hỏi người Việt từ đâu tới, mà chỉ đưa ra được bằng chứng về một bối cảnh giao lưu giữa các dòng di cư trong khu vực Đông Nam Á thời cổ đại, vốn là một vùng đất sôi động và đa dạng thành phần các nhóm người cổ.

Nhu cầu tìm nguồn gốc tộc người Việt vẫn là một thực tế không thể bỏ qua – điều thật ra đúng với gần như mọi tộc người. Không ai lại không muốn tìm hiểu lịch sử nguồn gốc gia đình, dòng họ, tộc người của mình và không dành cho những niềm tin đó một tình cảm thiêng liêng.

Các huyền thoại, truyền thuyết sự khai sinh ở mỗi tộc người đều hướng tới việc giải thích nguồn gốc đó, không chỉ là tư liệu cho giới nghiên cứu mà còn giúp cá nhân tự hào khi nhắc tới, đi vào tâm thức mỗi người từ những trải nghiệm ấu thơ.

Ý thức tộc người vẫn là yếu tố quan trọng kết nối cộng đồng người Việt, không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài, góp phần tạo nên lòng yêu nước.

Bởi thế, dòng tranh luận và tìm kiếm, xác định nguồn gốc dân tộc vẫn chảy, dù sôi động ồn ào hay lặng lẽ, không chỉ trong giới khoa học chuyên nghiệp mà cả trong giới nghiệp dư và trên truyền thông. Đồng thời, đó cũng là một trong những lĩnh vực khoa học thường xuyên nhất bị ảnh hưởng bởi tính chính trị, bị ám ảnh bởi lòng tự tôn dân tộc.

Trên thực tế, không nhất thiết phải chứng minh được nguồn gốc thuần khiết, một bản sắc riêng có thì mới tạo nên được tình cảm, sự cố kết, tình yêu dân tộc, đất nước. Bản sắc không còn là một khái niệm bất di bất dịch, mà có thể được xây đắp và cấu trúc lại.

Cộng đồng tộc người cũng là một quá trình kiến tạo và được kiến tạo, một cộng đồng tưởng tượng, mà ở đó, niềm tin, ý thức tộc người là điều thực sự có ý nghĩa cố kết.

Sự linh hoạt trong việc xác định “biên giới mềm” như vậy không chỉ có ý nghĩa nhân văn, tôn trọng sự đa dạng và hài hòa trong một quốc gia đa tộc người, mà còn hữu ích và dung nạp hơn là đóng cứng vào một khuôn thuần chủng.

Chưa kể việc cố bám víu lấy quan điểm vị chủng có thể dẫn tới những hệ lụy như bài xích các nền văn hóa, tộc người khác, điều từng gây ra không ít bi kịch ở tầm thế giới. Ranh giới giữa yêu thương, tự tôn tộc người mình với chủ nghĩa dân tộc cực đoan rất mong manh.

Chạm vào cảm xúc thì dễ được nhìn nhận, chào đón, nhưng cũng dễ dẫn tới những hiểu lầm không đáng có.

1661497409 2 trung quoc va viet nam giong nhau

Công bố nghiên cứu bộ gen người Việt: Bất ngờ về nguồn gốc

TTO – Nghiên cứu này có nhiều điểm mới được phát hiện về y sinh và nguồn gốc người Việt, trong đó có những điểm rất bất ngờ là có thể người Việt chúng ta có khởi nguồn từ… châu Phi và độc lập với người Hán.

Bài trướcCách nạp thẻ Animevietsub.tv đã bị bay màu do bộ công an “sờ gáy”
Bài tiếp theoCách nạp thẻ Nữ streamer xinh đẹp nhưng bị gắn liền với hình tượng toxic, content ‘không sạch’, từng bóc phốt Ma Gaming

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây