Giải đáp Vì sao 60 tuổi tổ chức mừng thọ – dangkynick.com

0

[ad_1]

Ngày xưa, lễ chúc thọ được bắt đầu khi trong gia đình có người từ 60 tuổi trở lên. Ngày nay, khi đời sống ngày một cải thiện, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi ngày càng tốt hơn nên độ tuổi mừng thọ thường được bắt đầu từ 70 tuổi trở lên. Và việc mừng thọ cũng không còn giới hạn trong quy mô gia đình, dòng họ mà được cả xã hội quan tâm.

Tùy theo từng địa phương, thường Lễ mừng thọ thường được bắt đầu từ ngày mùng 4 Tết Nguyên đán tại nhà văn hóa hoặc đình làng theo những nghi thức, phong tục truyền thống của mỗi địa phương. Sau lễ mừng thọ chung, con, cháu về tổ chức mừng thọ tại gia đình cho bố mẹ, ông bà. Trong buổi lễ, ông bà sẽ mặc trang phục trang trọng, thường là y phục khăn đóng, đi hài, áo quần màu đỏ hoặc màu vàng tùy mức tuổi thọ.

Ông bà được ngồi nơi trang trọng, con cháu lần lượt đến kính lễ cha mẹ, ông bà, rồi đến tiệc mừng thọ. Con, cháu luôn dành cho bố mẹ, ông bà những lời chúc tốt đẹp, thể hiện niềm tôn kính, hiếu thảo trước công lao sinh thành và dưỡng dục, chăm lo và dạy bảo theo suốt cuộc đời.Và cầu chúc bố mẹ, ông bà sống lâu, sống khỏe để làm chỗ dựa cho con cháu, gia đình. Những lời này có lúc được thêu trên bức trướng, bức tranh hay những vần thơ giàu ý nghĩa.

Trong lễ này, ngoài con cháu trong gia đình, còn có họ hàng nội ngoại gần xa và khách đến chúc mừng, chứng kiến niềm hạnh phúc của các cụ và con cháu. Truyền thống tốt đẹp này của dân tộc càng làm cho những ngày Xuân thêm phần ấm cúng, vui vẻ và cái Tết thêm phần ý nghĩa hơn. 

Quy mô lễ mừng thọ tùy theo điều kiện mỗi gia đình và phong tục của địa phương. Thông thường, gia đình có người tròn 70, 80, 90… tuổi lễ mừng thọ thường được tổ chức quy mô lớn. Đặc biệt, cụ nào càng thượng thọ, con cháu đuề huề và thành đạt, lễ mừng càng long trọng. Dẫu quy mô, hình thức có khác nhau ít nhiều nhưng đều thể hiện được niềm vui của cháu khi trong gia đình có người sống thọ.

Vì sao 60 tuổi tổ chức mừng thọ

Ảnh: Lễ mừng thọ thôn Vĩnh Mộ (Thường Tín)

Chúng tôi có mặt tại thôn Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi, Thường Tín vào một ngày đầu xuân mới – mồng 4 tết. Vĩnh Mộ là một làng nhỏ nằm cuối xã Nguyễn Trãi, làng có 228 hộ gia đình, với 849 nhân khẩu. Điều đặc biệt là Vĩnh Mộ là làng có số cụ cao tuổi nhiều nhất xã so với tỷ lệ dân số. Tại Đình làng, sau khi dâng hương, hoa kính lễ thành hoàng làng, Chi hội người cao tuổi tổ chức lễ mừng thọ cho 19 cụ từ 70 tuổi đến 90 tuổi, trong đó có 02 cụ 90 tuổi; 2 cụ 85 tuổi; 6 cụ 80 tuổi; 2 cụ 75 tuổi và 7 cụ 70 tuổi.

Tại lễ mừng thọ, đồng chí Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn thôn Vĩnh Mộ đã trao giấy chúc thọ và quà cho các cụ, đồng thời gửi những lời chúc mừng tới các cụ và gia đình, chúc các cụ sống vui, sống khỏe, tiếp tục cống hiến trí tuệ, góp phần xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh. Cũng trong dịp này, Hội người cao tuổi thôn Vĩnh Mộ đã tổ chức kết nạp 11 hội viên mới.

 Ông Nguyễn Huy Cường, thôn Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi cho biết: “Năm nay tôi được con cháu tổ chức mừng thọ 70 tuổi. Điều vui mừng nhất là con cháu ở xa đều về sum vầy đông đủ và nhận được sự quan tâm của địa phương, bà con trong xóm. Đây chính là món quà tinh thần thực sự có ý nghĩa, tạo động lực cho tôi sống vui, sống khỏe”.

Nhân dịp đầu xuân Canh Tý 2020, cấp ủy chính quyền huyện đã phối hợp với các xã thị trấn chuẩn bị chu đáo việc tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 4.391 cụ theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Thế Kỷ – Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện cho biết: “Cứ mỗi năm vào dịp Tết đến Xuân về, các cơ sở hội lại tổ chức mừng thọ cho các cụ, 100% người cao tuổi được tham gia lễ mừng thọ. Lễ mừng thọ đầu Xuân thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ về sự hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ. Đồng thời động viên các cụ tiếp tục phấn đấu sống vui, sống khỏe, là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo”

Việc tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam trong dịp đầu Xuân năm mới. Đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cấp ủy Đảng, chính quyền, của con cháu đối với Người cao tuổi, góp phần động viên, khích lệ các cụ sống vui, sống khỏe, sống có ích hơn cho gia đình và xã hội. Qua đó, cũng nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Kính già, trọng lão”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Xuân Tiến – Thanh Tân

Mục lục bài viết

    1. Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi2. Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi3.Tổ chức tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết4. Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi5. Phát huy vai trò của người cao tuổi

Xem thêm  Giải đáp Tại sao lại chết

Cơ sở pháp lý:

Luật người cao tuổi năm 2009;

1. Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi

Người cao tuổi có các quyền sau đây:

a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;

b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;

c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;

đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;

e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;

i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

b) Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi

Điều 21 Luật người cao tuổi 2009 có quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi như sau:

– Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.

– Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.

– Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:

+ Ngày người cao tuổi Việt Nam;

+ Ngày Quốc tế người cao tuổi;

+ Tết Nguyên đán;

+ Sinh nhật của người cao tuổi.

– Kinh phí thực hiện chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.

– Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ được quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2011/NĐ-CP:

Điều 7. Chúc thọ, mừng thọ

1. Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức quà tặng của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho người thọ 100 tuổi, mức quà tặng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho người thọ 90 tuổi và nội dung chi, mức chi tổ chức mừng thọ quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Người cao tuổi;

b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức quà tặng người thọ 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi.

2. Việc tổ chức mừng thọ người cao tuổi thực hiện trang trọng, tiết kiệm phù hợp với nếp sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết việc tổ chức mừng thọ quy định tại khoản 2 Điều này.

3.Tổ chức tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết

Điều 22 Luật người cao tuổi năm 2009 có quy định vềtổ chức tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết như sau:

– Khi người cao tuổi chết, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi có trách nhiệm chính trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi theo nghi thức trang trọng, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hoá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; trường hợp người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này không có điều kiện tổ chức tang lễ và mai táng thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi người cao tuổi cư trú chủ trì phối hợp với Hội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tang lễ và mai táng.

– Khi người cao tuổi chết, cơ quan, tổ chức nơi người cao tuổi đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người cao tuổi, Hội người cao tuổi, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với gia đình người cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng.

Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trọ chi phí mai táng như sau:

Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng

1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:

a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;

c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.

Xem thêm  Giải đáp Vì sao nói sự hấp thụ nitơ của cây phụ thuộc vào quá trình hô hấp

3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;

b) Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:

a) Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

4. Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi

– Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

– Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

– Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

– Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

– Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Phát huy vai trò của người cao tuổi

Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi

Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ kinh nghiệm quý và phẩm chất tốt đẹp trong các hoạt động sau đây:

– Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên;

– Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng;

– Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ;

– Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;

– Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;

– Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng;

– Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội;

– Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật;

– Các hoạt động xã hội khác vì lợi ích của Tổ chức và nhân dân.

Trách nhiệm phát huy vai trò người cao tuổi

Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình:

– Tạo điều kiện để người cao tuổi được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà người cao tuổi quan tâm;

– Tạo điều kiện để người cao tuổi là nhà khoa học, nghệ nhân và những người cao tuổi khác có kỹ năng, kinh nghiệm đặc biệt, có nguyện vọng được tiếp tục cống hiến;

– Ưu đãi về vốn tín dụng đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo;

– Biểu dương, khen thưởng người cao tuổi có thành tích xuất sắc.

Cơ quan, Hội người cao tuổi, các tổ chức khác, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để người cao tuổi thực hiện các hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

[ad_2]

Bài trướcTấn công Deface là kiểu tấn công gì? Cách phòng chống
Bài tiếp theoPhản ứng hóa học C2H5OH ra C2H4

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây